Website chính thức của Công ty TNHH Dược phẩm Tâm Việt

Hotline 090 494 24 88

Nhiệt miệng dưới lưỡi: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả


Nhiệt miệng dưới lưỡi thường gây đau rát, khó chịu khi ăn uống và giao tiếp. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như căng thẳng, thiếu vitamin hoặc tổn thương niêm mạc miệng. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết dấu hiệu nhiệt miệng dưới lưỡi, tìm hiểu nguyên nhân gây ra và áp dụng các biện pháp điều trị hiệu quả để giảm đau và thúc đẩy quá trình lành vết loét.

Nhiệt miệng dưới lưỡi là gì?

Nhiệt miệng dưới lưỡi là tình trạng xuất hiện các vết loét nhỏ ở vùng niêm mạc dưới lưỡi, gây đau rát và khó chịu. Các vết loét này thường có hình tròn, lành tính, không lây và có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc theo từng nhóm. Thông thường, mỗi đợt nhiệt lưỡi trẻ em, người lớn sẽ kéo dài từ 7- 14 ngày trước khi tự lành.

Nhiệt miệng dưới lưỡi là gì?
Nhiệt miệng dưới lưỡi là gì?

Tổn thương nhiệt miệng thường xảy ra ở các khu vực niêm mạc không sừng hóa như mặt dưới hoặc bên lưỡi, sàn miệng, khẩu cái mềm, niêm mạc môi và nướu răng. Những vết loét này khác với tổn thương do virus Herpes simplex (HSV), vốn xuất hiện trên các vùng niêm mạc sừng hóa như mặt lưng lưỡi, lợi và khẩu cái cứng.

Dù không nguy hiểm, nhiệt miệng dưới lưỡi có thể gây ảnh hưởng đến việc ăn uống và giao tiếp. Do đó, cần hiểu rõ nguyên nhân gây nhiệt miệng để áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp sẽ giúp giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Nhiệt miệng dưới lưỡi do nguyên nhân nào gây ra?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nhiệt lưỡi ở người lớn và trẻ em, từ tổn thương cơ học, thiếu hụt dinh dưỡng đến rối loạn miễn dịch. Hiểu rõ nguyên nhân gây nhiệt miệng sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả hơn.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng dưới lưỡi bao gồm:

  • Chấn thương lưỡi: Vô tình cắn vào lưỡi hoặc tổn thương do thực phẩm cứng, sắc nhọn.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Do vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng gây viêm loét.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Thiếu sắt, vitamin B6, B12, folate, kẽm có thể làm tăng nguy cơ nhiệt miệng.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ có thể gây kích ứng niêm mạc lưỡi.
  • Suy giảm chức năng gan: Gan kém hoạt động khiến độc tố tích tụ, gây loét miệng.
  • Căng thẳng và rối loạn nội tiết: Áp lực tinh thần hoặc chu kỳ kinh nguyệt có thể làm nhiệt miệng tái phát.
  • Dị ứng: Một số thành phần như natri lauryl sulfat (có trong kem đánh răng) hoặc thực phẩm như cam quýt, pho mát, quế, dứa có thể gây kích ứng.

Mặc dù nhiệt miệng dưới lưỡi lành tính và không lây nhiễm, nhưng nếu vết loét kéo dài hoặc tái phát thường xuyên, có thể đây là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư miệng. Vì vậy, nếu tình trạng không cải thiện, bạn nên đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Cách khắc phục nhiệt ở lưỡi tại nhà đơn giản

Nhiệt miệng dưới lưỡi có thể gây đau rát, ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Thông thường, vết loét sẽ tự lành trong vòng 7- 14 ngày, nhưng bạn có thể áp dụng một số cách chữa nhiệt miệng giúp giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả tại nhà
Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả tại nhà

Giữ vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ có thể khiến nhiệt miệng lâu lành hoặc trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, khi bị nhiệt dưới lưỡi, bạn cần chú ý:

  • Đánh răng nhẹ nhàng: Đánh răng 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm để tránh tổn thương niêm mạc miệng. Hạn chế chải răng quá mạnh vì có thể gây chảy máu và làm vết loét nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng nước muối sinh lý: Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc dung dịch sát khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm sưng viêm và hỗ trợ quá trình hồi phục.
  • Tránh các sản phẩm có cồn: Nước súc miệng chứa cồn có thể khiến vùng bị nhiệt miệng xót và đau hơn. Nên chọn dung dịch súc miệng dịu nhẹ, không gây kích ứng.

Chườm đá giúp giảm đau

Một trong những cách đơn giản để làm dịu cơn đau khi bị nhiệt miệng chính là chườm đá. Bạn có thể dùng viên đá nhỏ hoặc túi đá bọc trong khăn sạch, sau đó áp nhẹ lên vùng bị nhiệt trong vài phút. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp tê liệt tạm thời các dây thần kinh cảm giác, từ đó giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, uống nước lạnh hoặc ngậm đá viên cũng là cách hữu ích để làm dịu cơn đau nhanh chóng.

Sử dụng mật ong sát khuẩn và hỗ trợ lành vết loét

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên, giúp giảm đau, hạn chế vi khuẩn phát triển và hỗ trợ quá trình phục hồi vết loét.

Bạn có thể tham khảo cách sử dụng mật ong hiệu quả như sau:

  • Dùng tăm bông hoặc đầu ngón tay sạch bôi một lớp mật ong nguyên chất lên vùng bị nhiệt.
  • Để yên trong khoảng 10- 15 phút rồi súc miệng lại với nước ấm.
  • Thực hiện 2- 3 lần/ngày để vết loét nhanh lành hơn.

Lưu ý: Chọn mật ong nguyên chất, không pha tạp chất để đạt hiệu quả tốt nhất.

Làm dịu vết nhiệt miệng bằng nước cốt dừa

Nước cốt dừa có tính mát, giúp làm dịu cảm giác đau rát và hỗ trợ tái tạo niêm mạc miệng. Bạn có thể thoa trực tiếp một lượng nhỏ nước cốt dừa lên vùng bị nhiệt hoặc súc miệng với nước cốt dừa trong khoảng 30 giây rồi nhổ ra. Thực hiện 2- 3 lần/ngày sẽ giúp giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục vết loét.

Sát khuẩn khoang miệng bằng giấm táo

Giấm táo chứa axit acetic có khả năng diệt khuẩn, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và hỗ trợ làm lành vết loét nhanh hơn.

Cách sử dụng:

  • Pha loãng giấm táo với nước theo tỉ lệ 1:1 để tránh gây kích ứng.
  • Dùng hỗn hợp này súc miệng nhẹ nhàng trong khoảng 30 giây.
  • Súc miệng lại bằng nước sạch để loại bỏ vị chua và bảo vệ men răng.
  • Thực hiện 1 lần/ngày, tránh lạm dụng vì giấm táo có tính axit cao.

Chế độ dinh dưỡng khi bị nhiệt miệng dưới lưỡi

Khi bị nhiệt miệng dưới lưỡi, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau và giúp vết loét nhanh hồi phục. Lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể hạn chế kích ứng niêm mạc miệng và ngăn vết loét lan rộng.

Nhiệt miệng nên ăn gì?
Nhiệt miệng nên ăn gì?

Thực phẩm cần tránh

Một số thực phẩm có thể làm vết loét đau hơn và kéo dài thời gian hồi phục. Bạn nên hạn chế các loại trái cây có tính axit như cam, quýt, chanh vì chúng có thể khiến vết thương thêm kích ứng. Ngoài ra, cà phê và các loại thức ăn cay nóng cũng có thể làm tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn, gây đau rát và khó chịu khi ăn uống.

Thực phẩm giúp làm dịu nhiệt miệng

Thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, súp chính là lựa chọn tốt khi bị nhiệt lưỡi, giúp giảm ma sát và hạn chế tổn thương thêm. Sữa chua cũng chứa nhiều lợi khuẩn giúp cân bằng vi khuẩn trong khoang miệng, hỗ trợ vết loét nhanh lành hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tăng cường dùng một số loại rau có tính thanh nhiệt như rau má, rau diếp cá, rau ngót hay mướp đắng giúp làm mát cơ thể và cải thiện tình trạng nhiệt miệng hiệu quả.

Lưu ý khi ăn uống

Để tránh gây kích ứng làm vết loét nặng hơn, nhiệt miệng nên ăn gì cũng cần chú ý để tránh vết nhiệt lan rộng và to ra. Nên ăn các thực phẩm có nhiệt độ vừa phải, không quá nóng hoặc quá lạnh. Hạn chế các món ăn quá mặn, đồ uống có gas hay nước ngọt vì có thể làm vết loét lâu lành hơn. Cuối cùng, cần kết hợp chế độ ăn uống hợp lý cùng vệ sinh răng miệng đúng cách để nhanh chóng cải thiện tình trạng nhiệt miệng dưới lưỡi.

Phòng ngừa nhiệt lưỡi

Duy trì thói quen lành mạnh có thể giúp hạn chế nguy cơ bị nhiệt lưỡi và giảm tần suất tái phát. Một số biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả có thể kể đến như:

  • Giữ vệ sinh răng miệng tốt: Đánh răng đều đặn, sử dụng nước súc miệng dịu nhẹ và thay bàn chải định kỳ.
  • Giảm căng thẳng: Thư giãn bằng các phương pháp như thiền, yoga hoặc ngủ đủ giấc để hạn chế căng thẳng- một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng.
  • Tránh tổn thương lưỡi: Hạn chế ăn thực phẩm quá nóng, quá cứng hoặc nhai nhanh để tránh cắn vào lưỡi.
  • Chọn sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp: Nếu bạn có tiền sử dị ứng với một số thành phần trong kem đánh răng hoặc nước súc miệng, hãy chọn loại không chứa chất gây kích ứng.
  • Dinh dưỡng hợp lý: Đảm bảo cung cấp đủ sắt, kẽm, vitamin B1, B2, B6, B12 và C để tăng cường sức khỏe niêm mạc miệng. 

Nhiệt miệng Tametop- Hỗ trợ giảm đau rát, phục hồi nhanh

Nhiệt miệng Tametop của Dược Phẩm Tâm Việt là sản phẩm hỗ trợ điều trị nhiệt miệng dưới lưỡi hiệu quả, giảm đau rát, làm dịu vết loét và thúc đẩy phục hồi niêm mạc. Sản phẩm được bào chế từ các thành phần tự nhiên kết hợp với vitamin thiết yếu, đảm bảo an toàn cho cả trẻ em và người lớn.

Thành phần của Nhiệt miệng Tametop

Sản phẩm chứa các dưỡng chất thiết yếu giúp phục hồi niêm mạc miệng nhanh chóng như:

  • Vitamin B1, B2, B6, PP: Hỗ trợ tái tạo niêm mạc, giúp vết loét nhanh lành và giảm nguy cơ viêm nhiễm.
  • Chiết xuất rutin: Bảo vệ thành mạch, giảm viêm, sưng tấy và ngăn ngừa tổn thương niêm mạc.
  • Mật ong nguyên chất: Kháng khuẩn, sát trùng vết loét, làm dịu đau rát và thúc đẩy phục hồi nhanh chóng.

Công dụng của Nhiệt miệng Tametop

Nhiệt miệng Tametop không chỉ giúp giảm đau rát mà còn hỗ trợ phục hồi niêm mạc miệng nhanh chóng, ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Sản phẩm có hai dạng phù hợp với từng đối tượng, bao gồm:

  • Viên uống Tametop: Tiện lợi khi sử dụng, phù hợp với người lớn.
  • Siro Tametop: Hương vị dịu nhẹ, dễ uống, đặc biệt thích hợp cho trẻ nhỏ.
Nhiệt miệng Tametop dạng viên
Nhiệt miệng Tametop dạng viên

Với sự kết hợp của các thành phần thiên nhiên và vitamin thiết yếu, nhiệt miệng Tametop mang lại những công dụng vượt trội như:

  • Giúp giảm viêm, làm dịu vết loét nhanh chóng, giúp giảm cảm giác đau rát.
  • Thúc đẩy quá trình phục hồi niêm mạc miệng, hỗ trợ lành thương hiệu quả.
  • Ngăn ngừa nguy cơ tái phát, giúp duy trì sức khỏe răng miệng tốt hơn.

Hướng dẫn sử dụng

Siro nhiệt miệng Tametop cho trẻ nhỏ
Siro nhiệt miệng Tametop cho trẻ nhỏ

Dạng viên (người lớn): Uống 2-3 viên/lần, ngày 2-3 lần sau bữa ăn.

Dạng siro (trẻ em và người lớn):

  • Trẻ dưới 2 tuổi: Dùng theo hướng dẫn bác sĩ (khuyến nghị 5ml/lần, ngày 2 lần).
  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên: 10ml/lần, ngày 2 lần.
  • Người lớn: 10ml/lần, ngày 3 lần.

Nhiệt miệng dưới lưỡi tuy không nguy hiểm nhưng có thể gây đau rát, khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống và giao tiếp. Việc xác định nguyên nhân và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp sẽ giúp vết loét nhanh lành, giảm bớt sự khó chịu. Nếu tình trạng nhiệt miệng tái diễn thường xuyên hoặc kéo dài hơn 2 tuần, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn điều trị kịp thời.