Trẻ nhỏ bị cúm thường dễ bị nhầm lẫn với cảm mạo thông thường. Việc nhận biết rõ triệu chứng cảm cúm và áp dụng cách xử trí an toàn và hiệu quả sẽ giúp kiểm soát bệnh sớm, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Vậy cảm cúm ở trẻ nhỏ có đáng lo ngại không, và đâu là phương pháp điều trị hiệu quả. Cùng Dược phẩm Tâm Việt tìm lời giải đáp trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Các Đường Lây Nhiễm Bệnh Cúm Ở Trẻ
Bệnh cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus cúm gây ra. Thông thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, cúm có tính chất lây lan nhanh và các chủng virus có thể thay đổi theo từng năm. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh, và khi bị nhiễm cúm, thời gian phục hồi của trẻ nhỏ thường lâu hơn so với người lớn. Các con đường lây nhiễm bệnh cúm ở trẻ bao gồm:
Lây trực tiếp từ người sang người: Trẻ có thể nhiễm virus cúm khi tiếp xúc gần với người bệnh, thông qua các hình thức giao tiếp, bắt tay, ôm hôn. Khi người bị cúm ho, hắt hơi, các giọt bắn chứa virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường hô hấp.
Lây gián tiếp qua bề mặt đồ vật: Virus cúm có thể tồn tại trên bề mặt các vật dụng như: điện thoại, máy tính bảng, bàn ghế, đồ chơi, tay nắm cửa. Trẻ chạm tay vào các bề mặt nhiễm virus, sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh.
Lây qua môi trường sống hàng ngày: Những nơi đông người như nhà trẻ, trường học, khu vui chơi hay công viên là môi trường lý tưởng để virus cúm lây lan qua không khí. Khi trẻ tiếp xúc với bạn bè hoặc người xung quanh bị cúm, nguy cơ mắc bệnh cúm sẽ cao hơn.
Mặc dù bệnh cúm ở trẻ nhỏ thường lành tính. Thế nhưng, nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng tai, viêm xoang, viêm họng, viêm kết mạc, thậm chí viêm phổi. Trẻ dưới 5 tuổi hoặc có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn, do đó, việc phòng ngừa và điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Dấu Hiệu Cảm Cúm Ở Trẻ
Thông thường, sau khoảng 2 ngày tiếp xúc với virus cúm, trẻ nhỏ sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. So với cảm lạnh, triệu chứng cảm cúm ở trẻ thường nặng hơn, kéo dài hơn và có thể gây ra nhiều khó chịu.
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ em điển hình ở trẻ nhỏ bao gồm:
- Sốt cao trên 38.5 độ C, kèm theo cảm giác ớn lạnh.
- Ho khan, đôi khi kéo dài, gây khó chịu cho trẻ.
- Sổ mũi, nghẹt mũi, khiến trẻ khó thở và quấy khóc.
- Đau đầu, sợ ánh sáng, đau nhức phía sau mắt.
- Mệt mỏi, ăn ít hơn thậm chí là bỏ ăn, ngủ không sâu, dễ quấy khóc hơn bình thường.
- Một số trẻ có thể nôn mửa hoặc tiêu chảy, tuy không phổ biến như ở người lớn khi cảm cúm nhưng vẫn có thể xảy ra.
- Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có thể gặp thêm một số triệu chứng khác khi nhiễm cúm như:
- Cảm giác lạnh, cơ thể run rẩy.
- Đau họng, khó chịu khi nuốt.
- Đau tai hoặc áp lực ở đầu, mặt.
- Kém ăn, không có hứng thú với đồ ăn hoặc sữa mẹ.
- Mệt mỏi kéo dài, không thích chơi đùa như thường ngày.
- Đôi khi xuất hiện triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy, phổ biến hơn ở trẻ nhỏ so với người lớn.
Những người bị nhiễm cúm cũng thường bị đau đầu và đau cơ. Thế nhưng, ở trẻ nhỏ, rất khó phát hiện vì trẻ chưa biết diễn đạt cảm giác đau. Thay vào đó, các bậc phụ huynh có thể nhận thấy bé trở nên khó chịu, quấy khóc và ốm yếu hơn so với khi bị cảm lạnh thông thường.

Khi Nào Cần Đưa Trẻ Đến Cơ Sở Y Tế?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ngay cả những trẻ khỏe mạnh cũng có thể gặp biến chứng nghiêm trọng do virus cúm gây ra. Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng cảm cúm nào dưới đây, cần đưa trẻ đi đến bệnh viện ngay lập tức, điều trị cảm cúm cho bé kịp thời nhất:
- Thở nhanh hoặc khó thở, dấu hiệu nhận biết là lồng ngực co rút khi hít vào.
- Da xanh tái hoặc xám, đặc biệt là quanh môi và đầu ngón tay.
- Không uống đủ nước, biểu hiện bằng số lần đi tiểu ít hơn bình thường, khô môi, khóc không có nước mắt.
- Nôn mửa dữ dội hoặc kéo dài, khiến trẻ mất nước nhanh chóng.
- Không thức dậy hoặc không phản ứng khi thức.
- Co giật hoặc run rẩy không kiểm soát.
- Sốt trên 40 độ C, không thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp hạ sốt.
- Khó chịu đến mức không muốn được bế hoặc dỗ dành.
- Triệu chứng thuyên giảm nhưng sau đó sốt quay trở lại, có thể là dấu hiệu của bội nhiễm.
- Xuất hiện phát ban kèm sốt.
- Trẻ có bệnh nền như hen suyễn, tim mạch hoặc bệnh phổi mãn tính, nếu mắc cúm sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nghiêm trọng.
Biện Pháp Hỗ Trợ Điều Trị Cảm Cúm Cho Trẻ Nhỏ
Dù bác sĩ có kê đơn thuốc hay không, các bậc phụ huynh vẫn có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ điều trị cảm cúm tại nhà để giúp trẻ cảm thấy thoải mái và phục hồi nhanh hơn:
- Bổ sung nước đầy đủ: Đảm bảo trẻ nhỏ uống đủ nước để tránh mất nước. Nếu trẻ bú mẹ, hãy cho bú thường xuyên. Nếu trẻ bú bình, tiếp tục duy trì lượng sữa như bình thường. Với trẻ ăn dặm, có thể bổ sung thêm súp, nước dùng hoặc trái cây tươi để giúp làm dịu cổ họng.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Hạn chế đưa trẻ ra ngoài và đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi nhiều để cơ thể trẻ nhanh chóng hồi phục.
- Giảm đau và hạ sốt: Nếu trẻ có dấu hiệu khó chịu, các bậc phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen (áp dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi, không bị mất nước hoặc nôn mửa kéo dài). Không sử dụng aspirin, vì có nguy cơ gây hội chứng Reye, một tình trạng hiếm nhưng nguy hiểm.
- Tránh thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn: Những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, vì vậy chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ định của nhân viên y tế.
- Việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp trẻ vượt qua bệnh cảm cúm nhanh hơn và hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Siro Cảm Cúm Nhi Đơn Giải Pháp Hỗ Trợ Điều Trị Cảm Cúm An Toàn Cho Trẻ Nhỏ
Cảm cúm là một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt khi thời tiết thay đổi hoặc hệ miễn dịch suy yếu. Khi trẻ mắc cảm cúm, các triệu chứng cảm cúm như sốt, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng khiến trẻ khó chịu, biếng ăn và mệt mỏi. Để giúp giảm nhanh các triệu chứng này, siro cảm cúm Nhi Đơn dạng chai với thành phần từ thiên nhiên là một lựa chọn an toàn và hiệu quả.

Thành phần và công dụng của siro cảm cúm Nhi Đơn
Siro cảm cúm Nhi Đơn của Dược Phẩm Tâm Việt được bào chế từ các dược liệu quý, có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng cảm cúm một cách tự nhiên và an toàn. Với thành phần thuốc cảm từ thiên nhiên và công dụng của từng loại:
- Tỏi (8g)
Tỏi là một trong những nguyên liệu có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus mạnh mẽ nhờ chứa allicin – một hợp chất có đặc tính kháng sinh tự nhiên.
Giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm họng, ho và sổ mũi.
Hỗ trợ tiêu đờm và làm dịu đường hô hấp.
- Bạch chỉ (10g)
Có tác dụng giảm đau, hạ sốt và giảm nghẹt mũi hiệu quả.
Hỗ trợ làm thông mũi, giảm tình trạng tắc nghẽn xoang.
Giúp làm ấm cơ thể, chống lại tác động của gió lạnh gây cảm cúm.
- Cát căn (8g)
Còn gọi là sắn dây, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ giảm sốt.
Giúp cơ thể bù nước và cân bằng nhiệt độ khi bị sốt.
Hỗ trợ làm dịu cổ họng, giảm đau đầu, chóng mặt khi cảm cúm.
- Thương nhĩ tử (5g)
Có tác dụng kháng viêm, giúp giảm nghẹt mũi và thông đường thở.
Hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng, giúp giảm sổ mũi, hắt hơi.
Giúp giảm đau đầu, chóng mặt do tắc nghẽn xoang.
- Tân di hoa (8g)
Là vị thuốc giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi, hỗ trợ điều trị viêm xoang.
Có tính ấm, giúp làm dịu cổ họng và giảm ho hiệu quả.
Hỗ trợ cải thiện hô hấp, giúp trẻ dễ thở hơn khi bị cảm cúm.
- Bạc hà (2g)
Giúp làm mát họng, giảm đau rát cổ họng do ho nhiều.
Tinh dầu bạc hà có tác dụng thông mũi, giảm nghẹt mũi nhanh chóng.
Hỗ trợ làm dịu cơn ho và kích thích hệ miễn dịch.
- Xuyên bối mẫu (5g)
Có tác dụng làm loãng đờm, giảm ho, hỗ trợ điều trị viêm phế quản.
Giúp giảm viêm họng, giảm kích ứng đường hô hấp.
Hỗ trợ làm dịu niêm mạc họng và giảm cảm giác khó chịu khi ho.
- Mật ong (5g)
Làm dịu cổ họng, giảm ho và tăng cường sức đề kháng.
Có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp làm lành tổn thương niêm mạc họng.
Hỗ trợ bồi bổ cơ thể, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sau cảm cúm.
Tại sao nên chọn siro cảm cúm Nhi Đơn?

Thành phần từ thiên nhiên, an toàn cho trẻ nhỏ, không chứa kháng sinh hay hóa chất độc hại.
Giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm như: ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, sốt nhẹ.
Hương vị dễ uống, không gây khó chịu cho bé yêu khi sử dụng.
Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ phòng tránh các bệnh về hô hấp tốt hơn.
Với công thức kết hợp từ các dược liệu quý, siro cảm cúm Nhi Đơn dạng ống là giải pháp an toàn và hiệu quả giúp trẻ nhanh chóng vượt qua cảm cúm, khỏe mạnh và vui chơi thoải mái. Tuy nhiên, khi ba mẹ sử dụng sản phẩm Nhi Đơn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ, để đảm bảo đạt được kết quả hỗ trợ điều trị cảm cúm tốt nhất cho trẻ nhỏ.
Phòng Ngừa Bệnh Cảm Cúm Ở Trẻ
Để giảm nguy cơ mắc cúm và hạn chế triệu chứng cảm cúm ở trẻ nhỏ, cha mẹ và người chăm sóc cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Ba mẹ nên hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt trước khi ăn và sau khi ho, hắt hơi. Khi trẻ ho hoặc sổ mũi, nên dùng khăn giấy che miệng và mũi, sau đó vứt bỏ và rửa tay sạch sẽ.
Vệ sinh môi trường sống: Luôn đảm bảo không gian sinh hoạt sạch sẽ, thoáng mát. Thường xuyên lau dọn, khử trùng các bề mặt tiếp xúc để hạn chế virus cúm lây lan.
Hạn chế tiếp xúc với nguồn lây nhiễm: Trong mùa cúm, nên tránh cho trẻ đến những nơi đông người hoặc tiếp xúc gần với người có dấu hiệu nhiễm cúm.
Tiêm vắc-xin phòng cúm hàng năm: Đây là biện pháp hiệu quả nhất giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, rất dễ bị cúm. Nếu trẻ chỉ có triệu chứng cảm cúm nhẹ, có thể theo dõi và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu nghiêm trọng như sốt cao, khó thở hoặc mệt mỏi kéo dài, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin quan trọng từ Dược phẩm Tâm Việt giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh cúm ở trẻ nhỏ, từ cách nhận biết triệu chứng cảm cúm đến các biện pháp phòng tránh và chăm sóc hiệu quả. Bệnh cúm có tốc độ lây lan nhanh, nếu cả ba mẹ và bé cùng mắc bệnh, việc chăm sóc sẽ trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, hãy chủ động bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình bằng cách giữ gìn vệ sinh, tiêm vắc-xin đầy đủ và theo dõi sát sao các dấu hiệu bệnh.