Chắc hẳn trong quá trình mang thai, việc chăm sóc sức khỏe luôn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bầu. Đặc biệt hơn, khi thời tiết có những sự thay đổi hoặc sức đề kháng suy giảm, mẹ bầu rất dễ bị cảm cúm. Vậy bà bầu cảm cúm ăn gì để nhanh khỏi bệnh mà vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi?
Hiểu được nỗi lo lắng này, bài viết hôm nay của Dược phẩm Tâm Việt sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về chế độ dinh dưỡng khoa học dành cho các mẹ bầu bị khi cảm cúm.
Cách phân biệt cảm lạnh và cảm cúm khi mẹ bầu mang thai?
Hệ miễn dịch của chị em phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn trong quá trình mang thai, điều đó dễ dẫn đó nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp như cảm cúm (hay chính xác là nhiễm virus cúm) và cảm đang gia tăng. Thế nhưng, hai tình trạng này có nhiều sự khác biệt quan trọng về nguyên nhân và triệu chứng. Việc phân biệt rõ ràng sẽ giúp các mẹ bầu có cách xử lý phù hợp, tránh ảnh hưởng không mong muốn đến thai nhi.

Mẹ bầu bị cảm cúm
Nguyên nhân: Thông thường cảm cúm do virus Influenza gây ra. Có 3 loại cảm cúm chính là A, B và C.
Triệu chứng: Các dấu hiệu của cảm cúm thường sẽ xuất hiện nhanh, gồm một số triệu chứng thường gặp như sau: hắt hơi, đau họng, sốt cao, đau cơ, đổ mồ hôi,… và khiến các mẹ bầu cảm thấy kiệt sức.
Mẹ bầu bị cảm lạnh
Nguyên nhân: Các vi khuẩn thông qua đường mắt, mũi và miệng, sau đó xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến các mẹ bầu bị cảm lạnh. Hiện nay, có khoảng trên 100 loại virus gây ra cảm lạnh nhưng thường gặp nhất ở hai loại là Rhinovirus hoặc Enterovirus.
Triệu chứng: Các dấu hiệu thường thấy khi mẹ bầu bị cảm lạnh: đau họng, nghẹt hoặc sổ mũi, hắt hơi và sốt nhẹ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có đau nhức cơ thể, đau đầu nhưng những triệu chứng này không phổ biến khi bị cảm lạnh.
Tại sao cảm cúm lại gây nguy hiểm cho mẹ bầu?
Trong thai kỳ, hệ miễn dịch của các mẹ bầu có xu hướng suy yếu để cơ thể không đào thải thai nhi. Đồng thời, sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai cũng làm giảm khả năng chống lại bệnh tật của có thể. Điều này khiến các mẹ bầu dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó có cảm cúm.
Sự suy giảm miễn dịch trong quá trình mang thai cũng khiến khả năng chống chọi của các chị em phụ nữ với virus kém hơn so với người bình thường. Một nhiễm trùng cúm đơn giản có thể trở nên nghiêm trọng hơn, kéo dài hơn và khó điều trị hơn ở các mẹ bầu. Hệ quả là, các mẹ bầu dễ bị suy nhược, dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé như sau:
Nguy hiểm cho mẹ bầu
Biến chứng nặng: Cúm có thể gây ra viêm phổi, viêm cơ tim, nhiễm trùng tai, viêm xoang và thậm chí đe dọa đến tính mạng mẹ bầu nếu không điều trị kịp thời.
Làm nặng thêm các bệnh lý nền: Nếu các mẹ bầu đang mắc các bệnh lý mãn tính như tim mạch, hen suyễn, suy tim sung huyết hoặc tiểu đường thì cảm cúm có thể làm tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn. Trong thai kỳ, hệ tim mạch của mẹ bầu phải hoạt động với cường độ cao hơn do tăng thể tích máu cũng như lưu lượng tuần hoàn. Cho nên, nhiễm cúm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cấp tính, đặc biệt ở những bà bầu có tiền sử bệnh tim.
Tăng nguy cơ nhiễm trùng khác: Hệ miễn dịch suy yếu khi nhiễm cúm, khiến các mẹ bầu dễ dẫn đến các nhiễm trùng khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của cả mẹ và bé.
Suy nhược và mệt mỏi kéo dài: Cảm cúm luôn khiến mẹ bầu trong trạng thái mệt mỏi, khó thở, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và cũng làm suy giảm khả năng chăm sóc bản thân cũng như thai nhi.
Ảnh hưởng đến thai nhi
Cảm cúm có thể gây ra viêm nhiễm toàn thân cũng như ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan. Đối với các mẹ bầu, điều này có thể gây ra các vấn đề như tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, hai triệu chứng trên có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và con. Đồng thời, viêm phổi do cảm cúm có thể gây thiếu oxy nghiêm trọng, dẫn đến việc sinh non và chậm phát triển ở thai nhi. Hơn thế, một số trường hợp có thể gây tử vong ở thai nhi.
Dù ít xảy ra, nhưng cảm cúm vẫn có thể ảnh hưởng đến nhau thai, chẳng hạn như gây bong nhau thai sớm. Đây là một biến chứng vô cùng nghiêm trọng, có thể dẫn đến xuất huyết, sinh non và thậm chí đe dọa tính mạng của cả mẹ lẫn bé.
Bên cạnh đó, khi mắc cúm trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh như: hở hàm ếch, dị tật tim bẩm sinh và bất thường ở não bộ.
Bệnh cảm cúm cũng có thể dẫn đến việc sinh non do sốt cao và các triệu chứng khác kích thích co thắt tử cung ở các mẹ. Đồng thời, khi nhiễm cúm cũng khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, dễ bị suy dinh dưỡng, từ đó ảnh hưởng vô cùng đến sự phát triển của thai nhi và dẫn đến cân nặng ở bé không đủ tiêu chuẩn.
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, cảm cúm có thể gây tử vong thai nhi, đặc biệt khi biến chứng trở nên nặng hoặc không được can dự kịp thời.
Bà bầu cảm cúm nên ăn gì để nhanh khỏi?

Cảm cúm khi mang thai là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp mẹ bầu nhanh chóng hồi phục. Vậy bà bầu cảm cúm ăn gì để nhanh khỏi? Dưới đây là một số gợi ý:
Tỏi – kháng sinh tự nhiên
Tỏi là một thực phẩm có tính nóng và chứa tinh dầu giúp kháng viêm cũng như loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Trong tỏi có chứa thành phần tự nhiên Allicin, có khả năng tiêu diệt mạnh mẽ vi khuẩn và virus. Do đó, các mẹ bầu có thể sử dụng tỏi trong các món ăn hàng ngày để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Đồng thời, tỏi còn có tác dụng làm ấm cơ thể, giúp cải thiện các triệu chứng cảm cúm như nghẹt mũi và ho hiệu quả.
Súp gà
Bà bầu cảm cúm nên ăn gì, thì súp gà nên được bổ sung vào thực đơn vì đây là món giàu chất dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe trong quá trình thai kỳ. Súp gà không chỉ bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu mà còn có tác dụng kháng viêm nhẹ, giúp làm giảm tiết chất nhầy và làm dịu cổ họng khi bị sưng đau. Bên cạnh đó, thịt gà còn giúp giữ ấm cơ thể, hạn chế nguy cơ nhiễm lạnh, hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh hơn.
Vậy bà bầu cảm cúm nên ăn gì để mau khỏe, thì bạn đừng quên bổ sung món súp gà trong thực đơn để tăng cường sức đề kháng để cơ thể nhanh phục hồi nhé!
Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là một khoáng chất quan trọng giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, rút ngắn thời gian bị cảm cúm, cũng như vừa tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả. Khi giải đáp câu hỏi bà bầu cảm cúm ăn gì, các mẹ bầu nên ưu tiên:
- Các loại hải sản: cua, tôm, cá biển đỏ (như cá hồi và cá ngừ),..
- Các loại thịt: bò và gà
- Các loại hạt: hạnh nhân, hạt gai dầu, hạt chia, hạt lanh,…
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C được biết đến với công dụng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và chứa các chất chống oxy hóa cho người dùng. Những mẹ bầu bị ốm nên ăn và uống các loại thực phẩm giàu vitamin C để hỗ trợ tăng cường đề kháng. Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin C từ:
- Trái cây họ cam quýt: Cam, chanh, bưởi,.. giúp làm dịu cổ họng cũng như giảm nghẹt mũi.
- Dâu tây, ổi, dứa, kiwi,..: Cung cấp lượng vitamin dồi dào, giúp tăng cường sức đề khác
Rau xanh đậm – nguồn dinh dưỡng dồi dào
Bên cạnh bổ sung các thực phẩm giàu kẽm và vitamin C, thì các loại rau xanh chứa rất nhiều các khoáng chất, giúp cơ thể của mẹ bầu chống lại nhiễm trùng. Một số loại rau mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày khi bị cảm cúm gồm:
- Bông cải xanh, rau chân vịt: Chứa nhiều vitamin C và chất xơ nhờ đó giảm các triệu chứng của cảm cúm.
- Cải ngọt, rau muống: Giúp hỗ trợ mệt ỏi, uể oải, giúp các mẹ bầu nhanh chóng phục hồi.
Sữa chua
Nếu bạn đang không biết bà bà cảm cúm nên ăn gì, thì sữa chua là một trong những thực phẩm không nên bỏ qua khi các mẹ bầu đang bị ốm do sốt virus cúm. Sữa chua là thực phẩm cung cấp probiotic, giúp lợi khuẩn tốt cho đường ruột, giúp tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Nếu mẹ bầu bị nóng sốt do cảm cúm, ăn sữa chua cũng giúp làm mát cơ thể, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng.
Viên cảm cúm Mẫu đơn – dược phẩm Tâm Việt
Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu thường suy giảm, khiến cơ thể dễ bị virus tấn công, đặc biệt là virus cúm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây không đúng cách để điều trị cúm trong thai kỳ có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Nếu bạn đang cần một giải pháp an toàn và hiệu quả, Viên cảm cúm Mẫu đơn từ Dược phẩm Tâm Việt là một lựa chọn đáng cân nhắc. Với thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, sản phẩm này giúp giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm như nghẹt mũi, đau họng, ho và sốt.
Những thảo dược trong thành phần của viên cảm cúm Mẫu Đơn đã được sử dụng rộng rãi từ xa xưa trong Y học cổ truyền cho thấy sự an toàn và giúp hỗ trợ điều trị cảm cúm hiệu quả cho mọi người.

Thành phần
– Gừng có tác dụng tán hàn, phát biểu, long đờm, thường được dùng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa.
– Tỏi vị cay, tính ấm, vào 2 kinh Can, Vị. Tỏi có tác dụng thông khiếu, giải phong, phòng ngừa cảm cúm, cảm lạnh
– Bạch chỉ tán hàn, giải biểu, khư phong, táo thấp, trừ phong hàn, chỉ thống, giải độc.
– Cát căn chữa sốt, cảm nóng, khát nước, ban sởi mới phát, giải nhiệt.
– Quất mật ong tiêu đờm trừ ho.
– Xuyên bối mẫu vị đắng, tính hơi hàn. Qui kinh phế và tâm, có tác dụng: nhuận phế trừ đàm, chỉ khái, thanh nhiệt tán kết. Là vị chủ đạo trong nhiều bài thuốc đông y trừ ho.
Các thành phần thảo dược đã được y học cổ truyền dùng từ xưa cho thấy hiệu quả, an toàn cho mọi đối tượng.
Lưu ý khi kết hợp với chế độ ăn uống hàng ngày
Các mẹ bầu nên kết hợp với các thực phẩm giàu vitamin C, kẽm và các loại rau xanh để tăng hiệu quả viên uống.
Uống nhiều nước, nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể các mẹ bầu phục hồi nhanh hơn.
Các mẹ bầu nên tránh thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có cồn, cafein để không làm giảm hiệu quả của viên uống Mẫu Đơn.
Với viên uống hỗ trợ điều trị cúm Mẫu Đơn của Dược phẩm Tâm Việt, mẹ bầu có thể tham khảo như là một giải pháp tin cậy để phòng và hỗ trợ điều trị cảm cúm. Tuy nhiên, khi sử dụng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ, để đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất.
Tóm lại, việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu khi bị cảm cúm là vô cùng quan trọng. Hy vọng những thông tin trên của dược phẩm Tâm Việt đã giúp các mẹ bầu giải đáp được thắc mắc “Bà bầu cảm cúm ăn gì” và có thêm kiến thức để đối phó với tình trạng này. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, các mẹ cũng đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Và nếu bạn đang tìm kiếm những sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hãy nhớ đến Dược phẩm Tâm Việt – người bạn đồng hành tin cậy của mọi nhà.