Website chính thức của Công ty TNHH Dược phẩm Tâm Việt

Hotline 090 494 24 88

Hiểu Về Các Loại Thuốc Trị Cảm Cho Bé: Hướng Dẫn Dành Cho Bố Mẹ


Khi thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ bị cảm cúm là vấn đề thường gặp khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Vì thế, lựa chọn mua thuốc trị cảm cho bé an toàn và hiệu quả luôn là tiêu chí hàng đầu mà nhiều phụ huynh quan tâm.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều siro và loại thuốc điều trị cảm cúm cho trẻ, nhưng không phải sản phẩm nào cũng phù hợp. Dược phẩm Tâm Việt mang đến giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện với các sản phẩm thảo dược thiên nhiên, giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh mà không lo tác dụng phụ. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các phương pháp trị cảm ho cho bé, cách lựa chọn thuốc phù hợp, cũng như giới thiệu một vài sản phẩm an toàn giúp bé phục hồi nhanh chóng.

Các dấu hiệu nhận biết cảm ở trẻ nhỏ?

Và thời điểm giao mùa, cảm lạnh là một trong những loại bệnh thường gặp ở trẻ em. Bệnh cảm do virus gây ra, với hơn 200 loại virus mang lại những tác nhân khác nhau, mà phổ biến nhất là Rhinovirus. Đồng thời, ở bệnh cảm lạnh do virus gây ra nên uống kháng sinh không có tác dụng điều trị. Việc các bố mẹ lạm dụng kháng sinh không chỉ không hiệu quả mà có dẫn đến một số tác hại lên cơ thể trẻ.

Thông thường, các triệu chứng cảm lạnh ở trẻ thường kéo dài từ 4 đến 10 ngày và có thể tự khỏi mà không cần can thiệp đến các biện pháp y tế. Những triệu chứng ban đầu khi trẻ bị cảm, dễ nhận cảm thấy bao gồm: mệt mỏi, đau họng, sổ mũi và ho. Cảm giác đau họng xuất hiện do chất nhầy tích tụ, sau đó giảm dần và chuyển sang chảy nước mũi. Dịch nhầy này có thể chảy xuống họng, gây ho và khó chịu.

Các dấu hiệu nhận biết cảm ở trẻ là gì?
Các dấu hiệu nhận biết cảm ở trẻ là gì?

Ở giai đoạn nặng hơn, bố mẹ có thể để ý đến trẻ có thể gặp thêm các triệu chứng như:

  • Chảy nước mũi;
  • Chảy nước mắt;
  • Hắt hơi;
  • Mệt mỏi;
  • Sốt (có thể xảy ra);
  • Đau họng;
  • Ho.

Bên cạnh đó, virus gây cảm lạnh có thể ảnh hưởng đến xoang, họng, phế quản và tai của trẻ. Một số ít trường hợp còn xuất hiện triệu chứng tiêu chảy và nôn mửa. Trong giai đoạn đầu khi bị cảm, trẻ có thể quấy khóc do đau đầu và mệt mỏi. Khi chất nhầy trong mũi bắt đầu cô đặc lại, các triệu chứng dần thuyên giảm và giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Những điều cần biết về thuốc trị cảm cho bé

Thuốc trị cảm cho bé
Thuốc trị cảm cho bé

Hiện nay, không có thuốc đặc trị cảm lạnh cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Việc điều trị chủ yếu nhằm giảm nhẹ triệu chứng và tăng cường sức đề kháng cho bé. Một số loại thuốc trị cảm cho bé thường được sử dụng bao gồm:

Thuốc thông mũi

Cảm lạnh thường gây ra viêm niêm mạc mũi, dẫn đến nghẹt mũi và khó thở. Các thuốc thông mũi chứa hoạt chất như pseudoephedrine, ephedrine và phenylephrine giúp co mạch, giảm sưng và cải thiện tình trạng nghẹt mũi.

Thế nhưng, những loại thuốc có chứa các thành phần trên có thể gây tác dụng phụ như tăng huyết áp, nhịp tim nhanh và cũng dẫn đến tình trạng khó ngủ. Đặc biệt, khi trẻ sử dụng thuốc thông mũi trong thời gian dài có thể dẫn đến hiện tượng “tắc nghẽn trở lại”, khiến tình trạng nghẹt mũi ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Thuốc giảm ho

Ho là một trong các triệu chứng phổ biến khi trẻ bị cảm lạnh, có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Các thuốc giảm ho có cơ chết hoạt động bằng cách ức chế trung tâm ho của hệ thần kinh. Một số hoạt chất thường dùng gồm trong thuốc trị cảm cho bé như:

  • Codein: Hiệu quả giảm ho cao nhưng có thể gây táo bón, buồn ngủ và nguy cơ phụ thuộc, do đó các bác sĩ không khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.
  • Pholcodine và Dextromethorphan: Ít tác dụng phụ hơn nhưng vẫn có thể gây buồn ngủ nhẹ ở trẻ.

Thuốc long đờm

Thuốc long đờm giúp làm loãng dịch nhầy trong đường hô hấp, đồng thời thuốc còn hỗ trợ quá trình tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn. Điều này giúp trẻ giảm cảm giác khó chịu và thở dễ dàng hơn.

Thuốc kháng histamin

Nhóm thuốc này giúp trẻ giảm hắt hơi, sổ mũi và ho, đặc biệt vô cùng hữu ích khi bé ho vào ban đêm hoặc ho do viêm mũi dị ứng. Có hai thế hệ thuốc kháng histamin:

  • Thế hệ 1 (promethazin, clorpheniramin, diphenhydramin): Tác dụng nhanh nhưng thời gian hiệu quả ngắn, cần uống nhiều lần trong ngày và dễ gây ra cơn buồn ngủ.
  • Thế hệ 2 (loratadin, cetirizin, desloratadin): Hiệu quả kéo dài hơn và ít gây buồn ngủ, thích hợp cho trẻ em.

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Khi trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, ba mẹ có thể áp dụng các biện pháp hạ sốt tự nhiên như mặc quần áo thoáng mát, chườm ấm, cho trẻ uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Nếu tình trạng sốt kéo dài hoặc cao, cần sử dụng thuốc hạ sốt theo liều lượng phù hợp, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Hai loại thuốc giảm đau, hạ sốt được tin dùng nhiều nhất hiện nay là:

  • Paracetamol: Hiệu quả cao trong giảm đau và hạ sốt nhưng có nguy cơ gây tổn thương gan nếu lạm dụng quá nhiều.
  • Ibuprofen: Có tác dụng giảm viêm nhưng có thể gây kích ứng dạ dày khi dùng thuốc.

Lưu ý quan trọng: Aspirin không được khuyến cáo cho trẻ em vì có thể gây hội chứng Reye một tình trạng vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng đến gan và não bộ ở trẻ.

Siro cảm cúm Nhi đơn – Dược phẩm Tâm Việt

Siro cảm cúm Nhi đơn dạng ống
Siro cảm cúm Nhi đơn dạng ống

Khi trẻ bị cảm lạnh, ho là một trong những triệu chứng phổ biến và gây nhiều khó chịu. Để giúp bé nhanh chóng hồi phục và giảm bớt sự khó chịu do ho kéo dài, siro giảm ho của Dược Phẩm Tâm Việt là lựa chọn an toàn và hiệu quả, hỗ trợ giảm ho tự nhiên mà không gây tác dụng phụ.

Siro cảm cúm Nhi đơn của Tâm Việt được chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên như mật ong, bạch chỉ, cát căn, thương nhĩ tử, bạc hà,…giúp làm dịu cổ họng, giảm kích ứng và hỗ trợ giảm ho long đờm. Nhờ công thức đặc biệt, sản phẩm giúp giảm cảm cúm, sốt, ho mà còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp bé nhanh chóng lấy lại sức khỏe.

Siro Nhi Đơn trị cảm cho bé dạng chai
Siro Nhi Đơn trị cảm cho bé dạng chai

Ngoài ra, siro cảm cúm Nhi đơn của Dược Phẩm Tâm Việt còn phù hợp với trẻ nhỏ nhờ vị ngọt dịu dễ uống. Sản phẩm không chứa cồn, không kháng sinh, đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Siro cảm cúm Nhi đơn là giải pháp hỗ trợ lý tưởng trong quá trình điều trị ho và các triệu chứng liên quan đến thuốc trị cảm cho trẻ.

Việc sử dụng siro cảm cúm Nhi đơn đúng cách kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý và nghỉ ngơi đúng cách sẽ giúp bé nhanh chóng hồi phục, giảm ho hiệu quả và nhanh chóng hồi phục lại sức đề kháng. Tuy nhiên, ba mẹ sử dụng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ, để đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị cảm cho bé

Việc sử dụng thuốc trị cảm cho bé cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dưới đây là những nguyên tắc quan trọng mà các ba mẹ cần lưu ý khi chăm sóc bé khi bị nhiễm virus cảm:

Tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc trị cảm cho bé: Luôn sử dụng đúng liều lượng theo đơn thuốc, không tự ý điều chỉnh tăng giảm liều hoặc ngừng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Theo dõi tác dụng phụ: Nếu bé có các dấu hiệu bất thường như phát ban, tiêu chảy, buồn nôn hoặc khó thở, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.

Không tự ý dùng kháng sinh: Cảm do virus gây ra nên ba mẹ dùng kháng sinh sẽ không có tác dụng. Việc lạm dụng kháng sinh khi điều trị cảm cho bé có thể gây kháng thuốc, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của bé.

Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?

Cảm lạnh ở trẻ nhỏ thường có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Thế nhưng, trong một số trường hợp, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý và đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo mà cha mẹ không nên bỏ qua khi bé bị cảm:

Sốt cao kéo dài: Nếu trẻ sốt liên tục trên 38,5°C trong nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm, có thể bé đã bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh cúm nặng. Đặc biệt, nếu tái sốt kèm co giật, cha mẹ cần đưa bé đi khám ở cơ sở y tế ngay.

Ho kéo dài, dai dẳng: Khi trẻ ho khan kéo dài hoặc ho có đờm đặc, màu vàng hoặc xanh có thể là dấu hiệu của viêm phế quản hoặc trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Nếu bé ho kèm theo thở khò khè hay có dấu hiệu rút lõm lồng ngực, cần đưa trẻ đến bác sĩ kiểm tra ngay.

Khó thở, thở nhanh: Đây là một trong những dấu hiệu vô cùng nghiêm trọng cho thấy bé có thể bị viêm phổi hoặc một vấn đề liên quan đến hô hấp khác. Nếu trẻ thở gấp, co rút lồng ngực, tím tái môi hoặc đầu ngón tay, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Mệt mỏi, suy nhược: Nếu trường hợp trẻ nhiễm virus cúm có biểu hiện lờ đờ, không còn tỉnh táo như bình thường, ngủ nhiều bất thường hoặc bỏ bú, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi kiểm tra để tránh nguy cơ mất nước hoặc suy dinh dưỡng do bệnh cúm dài.

Trẻ có bệnh nền: Nếu bé có tiền sử mắc các bệnh mãn tính như hội chứng thận hư, hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim bẩm sinh…, thị bệnh cảm có thể trở nên nghiêm trọng hơn và cần được theo dõi sát sao.

Để bảo vệ sức khỏe cho bé, cha mẹ nên theo dõi sát tình trạng của trẻ và không tự ý sử dụng thuốc điều trị mà không có chỉ định từ bác sĩ. Việc lựa chọn thuốc trị cảm cho bé đúng cách sẽ giúp bé nhanh chóng hồi phục và hạn chế biến chứng nguy hiểm.

Những băn khoăn của cha mẹ về những loại thuốc trị cảm cho bé, thì đã được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Để đảm bảo an toàn cho bé, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc có hoạt tính mạnh. Bên cạnh đó, việc phòng ngừa cảm lạnh cũng vô cùng quan trọng, giúp bé hạn chế tái phát và luôn khỏe mạnh.

Dược phẩm Tâm Việt cam kết mang đến những giải pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất với người dùng. Chúng tôi không chỉ cung cấp các sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên giúp việc điều trị cho bé an toàn, hiệu quả mà chúng tôi còn sẵn sàng tư vấn tận tình để giúp cha mẹ có lựa chọn phù hợp nhất cho con yêu.