Website chính thức của Công ty TNHH Dược phẩm Tâm Việt

Hotline 090 494 24 88

Bài thuốc trị cảm cúm sổ mũi hiệu quả dành cho người lớn


Vào mùa lạnh hoặc thời điểm giao mùa là thời gian cơ thể rất dễ bị cảm cúm sổ mũi, nếu các triệu chứng kèm theo bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe. Vậy, dùng thuốc trị cảm cúm sổ mũi như thế nào để đạt được hiệu quả và tránh các biến chứng hay tác dụng phụ của thuốc?

Tìm hiểu về cảm cúm sổ mũi

Cảm cúm là gì?

Cảm cúm sổ mũi là bệnh về đường hô hấp do các loại virus cúm có khả năng gây bệnh ở người gây ra, có kèm theo triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi và có thể kèm theo các triệu chứng khác như: ho, sốt, đau đầu, nhức mỏi chân tay, mất vị giác tạm thời,… Tùy theo thể trạng mỗi người và tình trạng phát triển của bệnh cảm cúm sổ mũi, các triệu chứng đi kèm và thời gian hồi phục sau cảm cúm sổ mũi là khác nhau.

Tại sao cảm cúm thường kèm theo sổ mũi?

Do nhiễm virus cảm cúm, virus này có đặc điểm xâm nhập và tấn công mạnh vào hệ hô hấp, khi các mô bên trong mũi bị kích ứng, phát sinh phản ứng viêm gây ra tình trạng nghẹt mũi, khó thở, mũi tiết chất nhầy. Tình trạng viêm càng nặng thì chất nhầy tiết ra từ mũi có xu hướng đặc hơn và có màu đậm hơn, thậm chí có thể có mùi hôi tanh.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị cảm cúm sổ mũi
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị cảm cúm sổ mũi

Có thể đánh giá rằng, triệu chứng sổ mũi là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh cảm cúm, đó cũng chính là lý do mọi người thường tìm kiếm từ khóa “thuốc trị cảm cúm sổ mũi” thay vì các từ khóa thông thường như “thuốc trị cảm cúm” hoặc “thuốc cúm”.

Các nhóm thuốc trị cảm cúm sổ mũi theo triệu chứng

Nhóm thuốc điều trị triệu chứng sốt, viêm đau

Paracetamol (Acetaminophen): Là thuốc giảm sốt phổ biến, an toàn và có thể dùng cho hầu hết mọi người để hạ sốt và giảm đau.

Ibuprofen: Là một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), có tác dụng giảm sốt và giảm viêm. Tuy nhiên, bạn không nên dùng Ibuprofen nếu có vấn đề về dạ dày, thận, hoặc bệnh lý khác.

Nhóm thuốc điều trị triệu chứng ho

Thuốc giảm cảm giác muốn ho, đặc biệt là ho khô (ho không có đờm)

  • Dextromethorphan: Đây là một thành phần phổ biến trong thuốc giảm ho, có tác dụng giảm cơn ho khô. Dextromethorphan thuộc nhóm thuốc ức chế ho trung ương (antitussive).
  • Pholcodine: Có tác dụng làm giảm cơn ho, đặc biệt là ho khô, giúp giảm tần suất ho và làm dịu cổ họng. Giống với Dextromethorphan, Pholcodine cũng thuộc nhóm  thuốc ức chế ho trung ương (antitussive); hoạt động bằng cách ức chế các trung tâm ho trong não, giúp giảm tần suất và mức độ ho.
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị cảm cúm sổ mũi
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị cảm cúm sổ mũi

Thuốc giúp long đờm (ho có đờm)

  • Ambroxol: Được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn, và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Nó hoạt động như một chất long đờm, giúp làm loãng và dễ dàng loại bỏ đờm trong đường hô hấp, từ đó giúp giảm ho và cải thiện khả năng thở.
  • Acetylcystein: có tác dụng long đờm và giải độc, thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về hô hấp cũng như trong các trường hợp ngộ độc paracetamol (acetaminophen).
  • Bromhexin: Cơ chế hoạt động của Bromhexin là kích thích các tế bào ở đường hô hấp sản xuất một lượng dịch nhầy loãng hơn, giúp làm sạch các đường hô hấp và giảm tắc nghẽn, từ đó cải thiện khả năng thở và giảm triệu chứng ho.

Nhóm thuốc điều trị triệu chứng hắt hơi sổ mũi

Nhóm thuốc điều trị triệu chứng hắt hơi sổ mũi tiêu biểu là nhóm kháng histamin, không chỉ làm giảm nhanh chóng các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi mà nhóm thuốc này còn có tác dụng giảm ho và giúp cơ thể dễ vào giấc ngủ. Các loại thuốc trị cảm cúm sổ mũi dạng uống phổ biến hiện nay thường chứa các chất kháng histamin như: Brompheniramine hoặc Chlorpheniramine; lưu ý rằng thuốc trị cảm cúm sổ mũi thuộc nhóm này thường gây buồn ngủ nên các bạn cần cân nhắc sử dụng nếu cần lái xe hoặc làm việc với độ tập trung cao.

Bài thuốc cảm cúm sổ mũi hiệu quả nguồn gốc thảo dược

Ngoài các nhóm thuốc trị cảm cúm sổ mũi theo triệu chứng, còn có các dòng thuốc đặc hiệu Tây y đặc trị đối với các chủng cúm khác nhau như: Tamiflu, Relenza, Rapivab, Rimantadine, Amantadine,… Các dòng thuốc đặc hiệu này có kết cấu đa dạng khác nhau, có thể ở dạng viên uống, dạng hít hoặc dạng tiêm.

Cùng với liều dùng cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ và có rất nhiều tác dụng phụ phổ biến như: gây chóng mặt, cảm giác bồn chồn, nôn mửa, đau dạ dày, nhiệt miệng,… Chính vì những bất tiện này nên hiện nay, người dùng có xu hướng ưu tiên tìm kiếm những sản phẩm trị cảm cúm sổ mũi có nguồn gốc tự nhiên từ các loại thảo mộc thiên nhiên.

Một trong những dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ điều trị cảm cúm sổ mũi hiệu quả có nguồn gốc thảo dược nổi bật nhất hiện nay có thể kể đến viên cảm cúm người lớn WINFLU.

Thành phần thảo dược nổi bật có trong WINFLU 

WINFLU là viên nang dạng uống tiện lợi, dễ dàng sử dụng. Thành phần từ các thảo dược mang tính ấm và tính mát, nổi tiếng trong Đông y như: 

  • Bột bạch chỉ (công dụng hạ sốt, giảm đau)
  • Bột xuyên khung (công dụng lưu thông khí huyết)
  • Bột hương phụ (công dụng giảm đau, chống co thắt)
  • Bột xuyên bối mẫu (công dụng nhuận phế, tiêu đờm)
  • Bột cát căn (công dụng giải độc, thanh lọc cơ thể)
  • Bột gừng (công dụng ổn định tiêu hóa,làm ấm cơ thể)
  • Bột quế nhục (công dụng giảm đau, an thần)
  • Bột cam thảo (công dụng giải độc, mát gan)
winflu
Viên cảm cúm người lớn Winflu

Hướng dẫn sử dụng

Liều dùng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe WINFLU sẽ khác nhau đối với người trưởng thành và trẻ em, cụ thể như sau:

Đối với người trưởng thành: uống mỗi lần từ 2 – 3 viên, ngày uống 3 lần

Đối với trẻ em trên 7 tuổi: uống mỗi lần từ 1 – 2 viên, ngày uống 3 lần

Trẻ em dưới 7 tuổi nên được thăm khám và điều trị theo lời khuyên của bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị cảm cúm sổ mũi

Trong thời gian bị bệnh cảm cúm sổ mũi, người bệnh cần được tạo điều kiện để có thời gian tối đa, hạn chế ra ngoài và tránh tiếp xúc nhiều người. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc với người khác, người bệnh nên lưu ý giữ khoảng cách và đặc biệt tuân thủ việc đeo khẩu trang để phòng tránh việc lây lan virus. 

Đối với việc sử dụng thuốc trị cảm cúm sổ mũi, dù lựa chọn thuốc đặc hiệu đặc trị, các nhóm thuốc giảm triệu chứng hay các loại thuốc trị cảm cúm sổ mũi khác có nguồn gốc từ thiên nhiên, hãy luôn luôn lưu ý rằng:

  • Tuân thủ đúng liều lượng khuyên dùng của bác sĩ, dược sĩ
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, đảm bảo thuốc được đưa vào cơ thể theo đúng phương pháp: dạng uống, dạng hít, dạng xông, dạng bôi hay dạng tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.
  • Tìm hiểu trước về các tác dụng phụ có thể có của thuốc trước khi sử dụng và có biện pháp chuẩn bị phòng ngừa việc cơ thể bị kích ứng do tác dụng phụ của thuốc trị cảm cúm sổ mũi.
  • Trong quá trình sử dụng bất kỳ loại thuốc cảm cúm sổ mũi nào, hãy nhớ kết hợp với chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất và chế độ nghỉ ngơi hợp lý. 
Tuân thủ đúng liều lượng khuyên dùng của bác sĩ, dược sĩ khi sử dụng thuốc trị cảm cúm
Tuân thủ đúng liều lượng khuyên dùng của bác sĩ, dược sĩ khi sử dụng thuốc trị cảm cúm

Việc sử dụng thuốc trị cảm cúm sổ mũi cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn để có hiệu quả tốt nhất và an toàn cho sức khỏe. Theo dõi Dược Phẩm Tâm Việt để cập nhật những kiến thức về sức khỏe mới nhất và chính xác nhất nhé.