Website chính thức của Công ty TNHH Dược phẩm Tâm Việt

Hotline 090 494 24 88

Căn bệnh nguy hiểm, dễ lây lan ở trẻ nhưng hay bị chẩn đoán nhầm là cảm lạnh thông thường


Bệnh sởi có biểu hiện tương tự cảm lạnh thông thường

Tổ chức sức khỏe cộng đồng Anh vừa xác nhận đã có 17 ca nhiễm bệnh sởi tại Leeds và 8 trường hợp khác tại Liverpool, 3 trường hợp khác đang được theo dõi. Manchester cũng đang nằm trong khu vực nguy hiểm.

Câu chuyện bắt nguồn từ những chia sẻ trên mạng xã hội của 2 bà mẹ trẻ Charlotte Noble, 27 tuổi đến từ Leeds và Sian Cartwright sống tại Chester có con mắc bệnh sởi nhưng đều bị bác sĩ đưa ra chẩn đoán nhầm.

Teddy – con trai 9 tháng tuổi của Charlotte được thông báo mắc phải một loại virus nhưng không nguy hiểm và có thể đưa về nhà chăm sóc. Tuy nhiên, sau đó tình trạng trở nên nghiêm trọng khi cậu bé có dấu hiệu biến chứng sang viêm tiểu phế quản. Ngay hôm sau cô đưa con trai quay lại bệnh viện.

Căn bệnh nguy hiểm, dễ lây lan ở trẻ nhưng hay bị chẩn đoán nhầm là cảm lạnh thông thường - Ảnh 1.

Teddy ban đầu chỉ được chẩn đoán mắc một loại virus.

Căn bệnh nguy hiểm, dễ lây lan ở trẻ nhưng hay bị chẩn đoán nhầm là cảm lạnh thông thường - Ảnh 2.

Tuy nhiên tình trạng phát ban ngày càng lan rộng và gia đình lập tức đưa cậu bé trở lại bệnh viện

Trên trang Facebook cá nhân, bà mẹ này chia sẻ: “Những vết phát ban lan rất rộng nhưng bác sĩ không để ý đến những dấu hiệu này. Hôm 9 tháng 11 vết ban đỏ và dày lên như đám lửa trên cơ thể, khiến thằng bé rất mệt mỏi. Tôi đưa con quay trở lại bệnh viên. Rồi phải mất đến 2 tuần Teddy mới được chẩn đoán chính xác về bệnh sởi. Điều không may mắn là trong thời gian chờ đợi kết quả, chúng tôi được cho phép đi quanh bệnh viện, đi qua khu vực có khả năng lây nhiễm mà chúng tôi không hề hay biết”.

Bà mẹ Sian Cartwright, 25 tuổi, sống tại Chester cũng có con gái 7 tháng tuổi nhiễm bệnh sởi. Cô cho biết các triệu chứng ban đầu Olivia – con gái cô gặp phải giống như căn bệnh cảm lạnh thông thường.

Căn bệnh nguy hiểm, dễ lây lan ở trẻ nhưng hay bị chẩn đoán nhầm là cảm lạnh thông thường - Ảnh 3.

Cô bé Olivia ban đầu cũng bị chẩn đoán nhầm chỉ nhiễm cảm lạnh thông thường.

Căn bệnh nguy hiểm, dễ lây lan ở trẻ nhưng hay bị chẩn đoán nhầm là cảm lạnh thông thường - Ảnh 4.

Vết phát ban ngày càng lan rộng.

Cô đưa Olivia đến gặp bác sĩ, tuy nhiên nguyên nhân sốt được đưa ra là nhiễm trùng tai, mọc răng. Cho đến khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng bác sĩ mới chẩn đoán chính xác rằng con đã mắc bệnh sởi. Sian Cartwright cho biết, suốt 1 tuần các bác sĩ không thể chẩn đoán chính xác bệnh của con.

Chia sẻ trên tờ Mail Online, bà mẹ này cho biết hiện tại cô bé Olivia đang hồi phục tốt: “Những vết sởi kín người giờ đã lặn khá nhiều. Ban đầu, Olivia xuất hiện những triệu chứng như sốt, sổ mũi, ho và chảy nước mắt, sau đó phát ban nổi lên khiến con bé vô cùng khó chịu. Sốt cao liên tục và không thể cố gắng ăn uống gì, Olivia phải rất vật lộn để có giấc ngủ 10 phút dù con bé đã vô cùng mệt mỏi. Trong miệng con bé cũng nổi đầy vết nhiệt trắng”.

Bệnh sởi có thể diễn tiến nguy hiểm

Hồi đầu năm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo bệnh sởi đang lan rộng khắp Châu Âu, đặc biệt là khu vực dịch vụ tiêm chủng thấp. Nhiều phụ huynh từ chối cho con được tiêm chủng vì lo ngại tác dụng phụ của vắc xin MMR (vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị và rubella) có thể gây ra chứng tự kỉ. Mặc dù tỉ lệ hồi phục của căn bệnh này khá cao, vẫn tồn tại 1% nguy cơ biến chứng đe dọa đến tính mạng như viêm phổi hoặc co giật.

Theo NHS Choices – website thông tin về sức khỏe uy tín của Anh, hầu hết các ca nhiễm sởi có khả năng hồi phục từ 7 đến 10 ngày nhưng đôi khi bệnh có thể diễn biến phức tạp. Trẻ dưới 1 tuổi có nguy cơ biến chứng cao. Trẻ dưới 12 tháng tuổi, trẻ nhỏ có chế độ dinh dưỡng kém hoặc hệ miễn dịch yếu cũng như thiếu niên và người trưởng thành đều có nguy cơ nhiễm bệnh.

Cả Olivia và Teddy đều còn quá nhỏ để được tiêm vắc xin MMR. Trẻ thường được tiêm mũi đầu tiên khoảng 1 tuổi và lần thứ hai là trước độ tuổi đến trường. Một vài trường hợp trẻ được chích ngừa trong 6 tháng đầu đời khi có khả năng phơi nhiễm bệnh cao hoặc sinh sống tại vùng dịch bùng phát.

Để giảm thiểu những lo ngại bùng phát dịch sởi, tiêm chủng vắc xin MMR là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Theo thống kê mới nhất của NHS, chỉ có 91,9% trẻ được tiêm ngừa sởi giai đoạn 2015 – 2016, giảm hơn so với con số 94,2% năm 2014 – 2015 và 94,3% giai đoạn 2013 – 2014. Nguyên nhân WHO đưa ra là nhiều phụ huynh còn nghi ngờ về tác dụng của loại vắc xin này và từ chối cho con tiêm chủng, gây khó khăn trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.

Nguồn: Dailymail