Nhiệt miệng ở trẻ em 3 tuổi là một vấn đề phổ biến khiến rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu cho trẻ mà còn ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống, tâm lý và sức khỏe thể chất của trẻ. Thông qua bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về nhiệt miệng ở trẻ em, dấu hiệu nhận biết cũng như những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đồng thời, bài viết sẽ đề cập tới những lưu ý khi điều trị nhiệt miệng cho trẻ.
Nhiệt miệng ở trẻ em
Cũng giống như người lớn, bị nhiệt miệng ở trẻ em thường xuất hiện dưới dạng các vết loét, sưng đỏ trong khoang miệng, gây đau rát khi ăn uống. Trẻ sẽ cảm thấy khó khăn trong việc nhai và nuốt, thường xuyên quấy khóc, ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.
Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhiệt miệng ở trẻ em 3 tuổi là do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ bị tổn thương bởi vi khuẩn hoặc virus. Ngoài ra, chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu hụt vitamin B, C, hay kẽm cũng có thể góp phần gây ra tình trạng nhiệt miệng ở trẻ nhỏ. Chúng ta cùng xem xét kỹ hơn các nguyên nhân phổ biến:
- Do thiếu hụt một số chất dinh dưỡng: Thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin B, C, và kẽm có thể khiến trẻ dễ dàng mắc bệnh nhiệt miệng.
- Do hệ miễn dịch kém: Trẻ em 3 tuổi thường có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus và nấm men.
- Do các chấn thương trong miệng phát sinh viêm: Những vết xước trong khoang miệng do chải răng mạnh hoặc va chạm cũng có thể dẫn đến tình trạng nhiệt miệng.

Ngoài những nguyên nhân trực tiếp, còn có một số yếu tố kích thích có thể làm tình trạng nhiệt miệng ở trẻ em 3 tuổi trở nên nghiêm trọng hơn. Ví dụ như:
- Căng thẳng tinh thần: Mặc dù trẻ nhỏ chưa trải qua nhiều căng thẳng như người lớn, nhưng môi trường học tập hoặc sự thay đổi trong gia đình cũng có thể khiến trẻ cảm thấy áp lực.
- Thực phẩm gây dị ứng: Tùy vào cơ địa của từng trẻ, một số loại thực phẩm có thể gây dị ứng, từ đó dẫn đến hiện tượng nhiệt miệng.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Việc các phụ huynh cho trẻ thức khuya, tiếp xúc với đồ công nghệ quá nhiều, chế độ ăn uống và chế độ luyện tập không hợp lý cũng là nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng ở trẻ.
Dấu hiệu nhiệt miệng ở trẻ em
Để nhận biết được tình trạng nhiệt miệng ở trẻ em 3 tuổi, cha mẹ có thể chú ý đến một số dấu hiệu rõ ràng. Những dấu hiệu này không chỉ giúp xác định tình trạng bệnh mà còn giúp trong việc quyết định phương pháp điều trị phù hợp.
- Thứ nhất, xuất hiện các vết loét trong miệng
Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận thấy là sự xuất hiện của các vết loét trong khoang miệng. Những vết loét này thường có màu đỏ, có thể có trung tâm trắng hoặc vàng. Thường thì vết loét sẽ xuất hiện ở mặt trong của má, lưỡi hoặc lợi, nơi có nhiều niêm mạc dễ bị tổn thương.
Kích thước của vết loét có thể khác nhau, từ nhỏ như hạt đậu cho đến lớn hơn, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Thứ hai, trẻ có hiện tượng quấy khóc, chán ăn
Các vết loét do nhiệt miệng sẽ gây đau đớn và khó chịu cho trẻ, đặc biệt trong quá trình ăn uống trẻ sẽ càng đau hơn do thức ăn gây tác động lên các vết loét trong khoang miệng. Các phụ huynh hết sức lưu ý, hãy tập trung vào xu hướng hành động của trẻ mỗi ngày, nếu ngày nào trẻ phát sinh hiện tượng quấy khóc nhiều và chán ăn, hãy kiểm tra cơ thể và tâm lý của bé. Quấy khóc và chán ăn không chỉ là dấu hiệu nhận biết của nhiệt miệng mà còn là dấu hiệu cho thấy trẻ có bất thường về sức khỏe.

- Thứ ba, trẻ có thể bị sốt nhẹ
Một số trẻ khi bị nhiệt miệng có thể đi kèm với triệu chứng sốt nhẹ. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng lại với sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus. Sau khi phát hiện trẻ bị sốt, các bậc phụ huynh cần kiểm tra nhiệt độ của trẻ thường xuyên để kịp thời xử lý nếu có dấu hiệu sốt cao.
Những lưu ý khi điều trị nhiệt miệng ở trẻ em 3 tuổi
Việc điều trị nhiệt miệng ở trẻ em 3 tuổi cần sự chú ý đặc biệt từ phía phụ huynh để đảm bảo rằng trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục và không gặp phải những biến chứng không mong muốn. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
Sử dụng thuốc điều trị nhiệt miệng
Cần hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc khi điều trị nhiệt miệng ở trẻ em 3 tuổi. Vì độ tuổi này của trẻ còn khá nhỏ, cơ thể dễ bị kích ứng với các loại thuốc có dược tính mạnh và các hoạt chất có cường độ kích thích cơ thể cao. Tất cả các loại thuốc trị nhiệt miệng nhanh nhất cho bé cần được tham khảo kỹ lượng và có sự tư vấn trực tiếp từ dược sĩ.
Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Việc sử dụng thuốc tây kê đơn cho trẻ em 3 tuổi rất nên được hạn chế, chỉ sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ khi có sự tư vấn từ dược sĩ và bác sĩ. Nếu trẻ mới phát sinh nhiệt miệng, nên ưu tiên phương án sử dụng các dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo dòng siro nhiệt miệng Tametop dạng ống lành tính của Dược phẩm Tâm Việt.

Nhiệt miệng Tametop là dòng sản phẩm thuốc nhiệt miệng uống được nghiên cứu phát triển bởi Dược phẩm Tâm Việt, tập trung vào hỗ trợ điều trị nhiệt miệng ở trẻ em. Dòng sản phẩm này được đóng gói theo hai quy cách khác nhau là dạng ống và dạng chai. Tuy được đóng gói khác nhau nhưng tỷ lệ thành phần giữa hai loại là như nhau, các bậc phụ huynh có thể tùy chọn sử dụng dạng ống hoặc dạng chai của nhiệt miệng Tametop tùy theo thói quen của trẻ và sự tiện lợi cho gia đình. Dưới đây là hình ảnh mô tả hai hình thức đóng gói dòng sản phẩm nhiệt miệng Tametop:
* Thành phần của nhiệt miệng Tametop
Thành phần trong 100ml nhiệt miệng Tametop bao gồm: 5000mg Mật ong, 1000mg Vitamin C, 200mg Nicotinamide (PP), 200mg Rutin, 8mg Thiamine Hydrochloride (B1), 8mg Riboflavin Sodium Phosphate (B2), 8mg Pyridoxine Hydrochloride (B6), 4000IU Vitamin A.
Siro nhiệt miệng tametop dạng chai phù hợp cho trẻ nhỏ được lựa chọn sử dụng nhờ hiệu quả an toàn và lành tính.

*Liều dùng của nhiệt miệng Tametop dành cho trẻ em:
- Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 2 tuổi: theo sự chỉ dẫn của bác sĩ (liều khuyên dùng: 5ml/lần, 2-3 lần mỗi ngày)
- Trẻ em trên 2 tuổi: Mỗi lần uống 5ml đến 10ml, ngày uống 2 đến 3 lần.
Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình điều trị nhiệt miệng ở trẻ em bên cạnh sử dụng thuốc uống nhiệt miệng cho bé. Việc cung cấp cho trẻ những món ăn dễ tiêu hóa, mềm và giàu dinh dưỡng sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh chóng hơn. Các bậc phụ huynh nên ưu tiên cho trẻ những loại thực phẩm dễ nuốt như cháo, súp hoặc sinh tố để hạn chế cảm giác đau rát khi ăn.
Nên tránh cho trẻ các loại thực phẩm có tính axit cao như chanh, cam, hay các đồ ăn cay nóng vì chúng có thể làm tình trạng loét trở nên tồi tệ hơn.
Giữ gìn vệ sinh răng miệng
Vệ sinh miệng sạch sẽ là điều cần thiết trong việc điều trị nhiệt miệng ở trẻ em 2 tuổi đến 3 tuổi. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ cách giữ gìn vệ sinh miệng đúng cách để hạn chế vi khuẩn phát triển.
Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách: Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách, sử dụng bàn chải loại mềm và kích thước nhỏ phù hợp với trẻ, hướng dẫn trẻ chi tiết cách di chuyển bàn chải trong khoang miệng nhẹ nhàng để không làm tổn thương niêm mạc miệng.
Súc miệng nước muối thường xuyên: Có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý để giúp kháng viêm và làm sạch miệng. Ưu tiên sử dụng nước muối sinh lý đóng chai có bán tại các quầy thuốc để đảm bảo tính diệt khuẩn và nồng độ muối pha chuẩn.
Thăm khám bác sĩ
Nếu trẻ có dấu hiệu bị nhiệt miệng kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, khó thở, hay vết loét không tự khỏi sau một thời gian, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám để có hướng điều trị hiệu quả và tích cực.
Thăm khám bác sĩ giúp xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị thuốc phù hợp cho trẻ. Không nên tự tiện sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng sinh liều cao khi trẻ ở độ tuổi nhỏ, mọi loại thuốc cần sử dụng theo đơn kê của bác sĩ sau thăm khám; các bậc phụ huynh đảm bảo sử dụng thuốc đầy đủ và đúng liều lượng theo chỉ định.