Trị ho bằng thuốc đông y – biện pháp được nhiều cha mẹ lựa chọn
Chị Mai Hoa (Hải Phòng) chia sẻ, gần đây thời tiết thay đổi thất thường, cậu con trai hơn 2 tuổi, húng hắng ho suốt. Nghe nói dùng kháng sinh sẽ có nguy cơ bị kháng thuốc nên chị muốn mua sirô ho cho con uống. Thế nhưng, trên thị trường có rất nhiều loại si rô ho, hiện chị không biết chọn loại nào trị ho là tốt nhất.
Nhiều cha mẹ đã “chuyển hướng” điều trị ho cho con sang dùng thuốc đông y để tránh kháng kháng sinh (Ảnh minh họa).
Trước lo ngại về tình trạng kháng kháng sinh, nhiều cha mẹ đã “chuyển hướng” chữa ho cho consang dùng thuốc đông y, hay tự mày mò làm các bài thuốc dân gian cho con uống từ những người có kinh nghiệm.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai: Trong trường hợp bị ho, cảm cúm thì việc sử dụng các bài thuốc dân gian là rất đáng khuyến khích, đồng thời hạn chế được tác dụng phụ do kháng sinh gây ra. Việt Nam có rất nhiều bài thuốc dân gian phong phú, phổ biến là các bài thuốc trị ho – cảm như: Húng chanh hấp đường phèn, quất, gừng, mật ong hấp cách thủy… có tác dụng như một kháng sinh tự nhiên và đứng đầu bảng trong việc trị các bệnh về hô hấp.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai.
“Kháng sinh chỉ có tác dụng với ho do vi khuẩn, còn ho do virus thì dùng kháng sinh cũng không có tác dụng, thậm chí có những nghiên cứu cho thấy, nếu ho không cần dùng kháng sinh mà lại cho uống kháng sinh thì lâu khỏi hơn” – PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng cho hay.
Nguy hại khi làm siro ho từ dược liệu “bẩn”
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, việc kê đơn cho bệnh nhi bị ho bằng các loại si rô thảo dược cũng được khuyến khích từ lâu, bởi nhiều sản phẩm siro ho đông dược rất hiệu quả, giúp giảm ho, long đờm khi dùng một mình, hay kết hợp với tân dược. Nhưng siro ho cần làm từ nguồn dược liệu thật sự sạch mới có hiệu quả như mong muốn.
PGS.TS Dũng khuyến cáo cha mẹ cũng nên cẩn trọng khi chọn dược liệu tự làm si rô ho và tìm hiểu kỹ về loại si rô ho định mua cho con bởi trong những năm làm nghề, ông đã cấp cứu khá nhiều ca trẻ bị ngộ độc cấp do sử dụng thuốc đông y chế biến từ dược liệu “bẩn”. “Thuốc Đông y hiện nay đang trong tình trạng “vàng thau lẫn lộn”, rất khó truy xuất nguồn gốc và không kiểm chứng được chất lượng”, PGS. TS Dũng cho hay.
Siro ho cần làm từ nguồn dược liệu thật sự sạch mới có hiệu quả như mong muốn.
“Việc bố mẹ tự chế si rô cho con uống hay mua si rô từ nguồn dược liệu không rõ nguồn gốc, dược liệu bẩn thì khi cho trẻ uống sẽ không hiệu quả. Ngược lại, các yếu tố từ phân bón, dư lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản, tỉ lệ nhiễm nấm mốc cao từ dược liệu bẩn sẽ tích tụ trong cơ thể gây ra các vấn khác về sức khỏe. Như vậy là lợi bất cập hại” – ông Dũng chia sẻ thêm.
Chính vì vậy, khi tự làm si rô chữa ho cho con bằng quất, chanh…, bố mẹ cần đặc biệt chú ý tới việc lựa chọn nguồn dược liệu sạch với nguồn gốc rõ ràng. Sạch là tiêu chuẩn đầu tiên để làm thuốc. Sạch tức là yêu cầu giống sạch, nước sạch, đất sạch, quá trình canh tác sạch, thu hái sạch, đến nhà máy đạt tiêu chuẩn và đến tay người tiêu dùng thì sản phẩm mới đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
Theo số liệu của viện Dược liệu, hiện nay nước ta mới chỉ tự túc được khoảng 15% nhu cầu dược liệu, 85% phải nhập khẩu. Chính vì vậy, một trong những chiến lược trọng tâm của Bộ Y tế là khôi phục vùng lược liệu. Một tín hiệu đáng mừng là một số vùng dược liệu sạch theo tiêu chuẩn quốc tế đang được hình thành. Vùng trồng quất xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định là một vùng dược liệu đạt tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO).
Với các loại si rô ho có nguồn gốc Đông y, bố mẹ cần kiểm tra ngay những thông tin tiêu chuẩn chất lượng của si rô ho được in trên bao bì theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và WHO. Si rô ho được làm từ dược liệu đạt chuẩn sẽ được dán tem Biotrade hoặc GACP-WHO.